• HẠNG
    • NHÂN VẬT
    • LỰC CHIẾN
    • MÁY CHỦ
    • QUỐC GIA
    • 1 lãngnhách 96,116,946 5 VIETNAM
    • 2 MC☆IOSHA 90,478,362 96 VIETNAM
    • 3 Justlikeawinds 88,849,770 33 VIETNAM
    • 4 Cafe Latte 88,171,055 76 VIETNAM
    • 5 Potm一Kid 81,479,601 47 VIETNAM
    • 6 Louis XIV 80,871,756 30 VIETNAM
    • 7 ᵛᶰShark•3 77,981,342 23 VIETNAM
    • 8 WarriorsS 77,672,250 30 VIETNAM
    • 9 ••••VõTòng•••• 75,915,30177 VIETNAM
    • 10 NamNổ 74,279,663 19 VIETNAM
    • HẠNG
    • QUÂN ĐOÀN
    • Cấp
    • NĂNG ĐỘNG
    • MÁY CHỦ
    • 1 VNDragon Tân Tấn-5 108000 VIETNAM
    • 2 STING Tân Tấn-5 89090 VIETNAM
    • 3 VN45 Tân Tấn-4 86900 VIETNAM
    • 4 Đông Lào Tân Tấn-4 84450 VIETNAM
    • 5 Prima Tân Tấn-4 84440 INDONESIA
    • 6 P A N D A Tân Tấn-3 99620 THAILAND
    • 7 WhereAreOne Tân Tấn-3 97220 VIETNAM
    • 8 AETop Tân Tấn-3 92800 VIETNAM
    • 9 VNLegend Tân Tấn-3 89740 VIETNAM
    • 10 Hoàng Gia Tân Tấn-3 86220 VIETNAM
    char-1 char-1
    char-1
    Hạ Hầu Đôn
    Nguyên Nhượng
    char-1
    Ngụy Tướng, là anh em cùng tộc với Tào Tháo. Khi giao chiến với Lữ Bố bị thương mắt trái nhưng vẫn nén đau. Sau nhiều lần lãnh binh lập nhiều công trạng, được Tào Tháo tín nhiệm. Ngụy Tướng, tộc đệ Tào Tháo, trung nghĩa dũng mãnh, chiến công hiển hách, là trợ thủ đắc lực của Tào Tháo.
    char-2 char-2
    char-2
    Tào Tháo
    Mạnh Đức
    char-2
    Vua Ngụy, được đánh giá là Trị thế năng thần, loạn thế gian hùng. Có viết Binh Thư và tác phẩm văn học, có thể nói là văn võ song toàn. Bộc lộ tài năng từ khởi nghĩa Hoàng Cân, sau Đổng Trác diệt vong, dần củng cố thế lực trong hỗn chiến, chinh phạt tứ phương, thống nhất Trung Nguyên, là người lập nền móng cho chính quyền Tào Ngụy.
    char-3 char-3
    char-3
    Trương Hợp
    Tuấn Nghệ
    char-3
    Ngụy Tướng. Vốn là thuộc hạ của Viên Thiệu, do bị gièm pha rơi vào cảnh khốn cùng, bất đắc dĩ quy thuận Tào Tháo. Từng nhiều lần chống đỡ tấn công của quân Thục, Gia Cát Lượng cũng phải kiêng dè, trong trận Nhai Đình đã đánh bại Mã Tốc. Về sau được phong làm Ngũ Tử Lương Tướng của Ngụy.
    char-4 char-4
    char-4
    Trương Liêu
    Văn Viễn
    char-4
    Ngụy Tướng. Ban đầu theo Lữ Bố, chinh chiến khắp nơi. Sau khi Lữ Bố mất, Tào Tháo quý trọng tài năng nên thu nạp. Khi đồn trú Hợp Phì, từng dùng tám trăm binh sĩ đánh lui mười vạn Quân Ngô. Về sau được phong đứng đầu Ngụy Ngũ Đại Tướng.
    char-5 char-5
    char-5
    Hạ Hầu Uyên
    Diệu Tài
    char-5
    Ngụy Tướng, huynh đệ đồng tộc của Hạ Hầu Đôn. Từ khi Tào Tháo khởi binh đã đi theo, tinh thông cung mã, tác chiến dũng mãnh, rất được trọng dụng. Sở trường kỳ tập, còn từng đại bại mãnh tướng Mã Siêu, chiến công hiển hách.
    Điển Vi
    Ác Lai
    Tướng Ngụy, khôi ngô mạnh mẽ, hộ vệ của Tào Tháo. Khi Uyển Thành bị Trương Tú đánh lén ban đêm, đỡ trước quân địch giúp Tào Tháo chạy thoát. Vì trung nghĩa dũng mãnh, người mang danh「Ác Lai」.
    Hứa Chử
    Trọng Khang
    Tướng Ngụy. Cự hán cao to hung dữ. Vì thực lực ngang bằng Điển Vi nên được làm Thiếp Thân Hộ Vệ của Tào Tháo. Trên chiến trường bộc lộ thế mãnh hổ xổng chuồng nên được gọi là「Hổ Si」.
    Tào Phi
    Tử Hoàn
    Con thứ của Tào Tháo, hoàng đế khai quốc Tào Ngụy, văn võ song toàn. Từ nhỏ đã theo Tào Tháo đông chinh tây phạt. Sau khi Tào Tháo qua đời, kế thừa ngôi Ngụy vương, nắm đại quyền thiên hạ, về sau Hiến Đế nhường ngôi, đăng cơ xưng đế, lập nước Ngụy.
    Quách Gia
    Phụng Hiếu
    Quân sư Tào Tháo, rất được tín nhiệm nhờ trí lược và khả năng phán đoán vô song. Nhiều lần đưa ra mưu kế trong chinh chiến, có danh hiệu 「Kỳ Tá」. Trong thảo phạt Lữ Bố, Viên Thiệu và bình định phương bắc, cống hiến to lớn, nhưng lúc bình định phương bắc bị nhiễm bệnh nên mất vào tuổi 38. Tương truyền lúc Tào Tháo bại trận ở Xích Bích từng cảm thán 「Nếu Quách Gia còn, tuyệt đối sẽ không thể thua」.
    Tào Nhân
    Tử Hiếu
    Ngụy Tướng, đường đệ của Tào Tháo. Tính tình trung nghĩa, võ nghệ tinh thông. Sau Xích Bích Chiến, đồn trú Kinh Châu, tuy ở Phàn Thành vì bị quân Quan Vũ bao vây mà rơi vào cảnh nguy khốn, nhưng vẫn kiên thủ thành trì, hóa giải nguy cơ. Rất được Tào Tháo tín nhiệm, sau khi Tào Phi lên ngôi, được phong làm Ngụy Đại Tư Mã.
    Từ Hoảng
    Công Minh
    Ngụy Tướng, vốn là thuộc hạ Dương Phụng, về sau do bị Mãn Sủng du thuyết nên quy thuận Tào Tháo. Trí dũng song toàn, chinh chiến khắp nơi, lập nhiều công trạng. Ở Phàn Thành sau khi thắng Quan Vũ, được Tào Tháo khen là 「Đủ sức đối đầu Tôn Vũ」, phong làm Ngụy Ngũ Đại Tướng.
    Chân Cơ
    Chân Mật
    Mỹ nữ khuynh quốc, xinh như hoa, vừa phong nhã, chăm học hành, đó gọi là tài mạo song toàn. Vốn là thê tử của Viên Hi, con thứ của Viên Thiệu, sau đó Tào Tháo đánh vào Ký Châu, được Tào Phi xem trọng và nạp làm chính thất.
    Vương Dị
    Vương Dị
    Tướng Ngụy. Con gái của Hào Tộc Vương Thị Hán Trung. Cả nhà bị Mã Siêu sát hại nên thề phải báo thù, làm mưu sĩ của Tào Tháo và tử chiến với quân Mã Siêu. Từ lúc Mã Siêu đánh Ký Thành, Vương Dị phòng thủ, dùng châu báu khao thưởng quân sĩ, cuối cùng Dương Phụ phản công và diệt được Mã Siêu.
    Thái Văn Cơ
    Thái Diễm
    Nữ nhi của Đông Hán Nghị Lang Thái Ung, được khen ngợi là tài nữ, thông hiểu âm luật. Giữa loạn thế bị Hung Nô bắt cóc, nhưng được Tào Tháo thương hại cứu về. Vẻ ngoài điềm tĩnh đáng thương, nhưng nội tâm kiên cường thông tuệ.
    Triệu Vân
    Tử Long
    Thục Tướng, từng làm quan cho Viên Thiệu, Công Tôn Toản, về sau theo Lưu Bị, là người trung nghĩa hào khí. Trận Trường Bản Chiến đã đơn kỵ xông pha giữa trăm vạn quân địch, cứu nhi tử A Đẩu của Lưu Bị. Tòng quân một đời, chiến công hiển hách, được phong làm một trong Ngũ Hổ Đại Tướng.
    Lưu Bị
    Huyền Đức
    Hoàng đế đời đầu nước Thục. Tự xưng Tây HánTrung Sơn Tịnh Vương Lưu Thắng mạt duệ, về sau được Hiến Đế gọi là hoàng thúc và rất được tin tưởng. Thời Hoàng Cân Khởi Nghĩa, cùng huynh đệ kết bái Quan Vũ, Trương Phi gia nhập Nghĩa Dũng Quân. Chinh chiến nhiều nơi, cuối cùng giành được đất Thục, xây dựng chính quyền Thục Hán, hình thành đại thế thiên hạ tam quốc đỉnh lập. Chí hướng cao xa, tính tình đôn hậu, lấy đại nghĩa phục hưng Hán vương triều làm căn cơ, mục tiêu thống nhất thiên hạ.
    Quan Vũ
    Vân Trường
    Thục Tướng, một trong Ngũ Hổ Đại Tướng, cùng Lưu Bị, Trương phi ba người kết nghĩa kim lan, dốc sức xây dựng Thục Hán. Dũng cảm trọng nghĩa khí, võ nghệ siêu quần, anh danh vang xa, được đánh giá là 「Vạn Người Khó Đỡ」. Bộ râu dài được Hiến Đế khen là 「Mỹ Nhiêm Công」.
    trương phi
    Dực Đức
    Thục Tướng, một trong Ngũ Hổ Đại Tướng. Cùng Lưu Bị, Quan Vũ ba người kết nghĩa kim lan. Mê rượu, cũng thường vì vậy mà làm hỏng việc. Trận Trường Bản Chiến, từng đơn kỵ hét lui trăm vạn hùng quân Tào Tháo ở Cầu Trường Bản, được mệnh danh là 「Mãnh Trương Phi」.
    Bàng Thống
    Sĩ Nguyên
    Mưu thần dưới trướng của Lưu Bị. Cùng với Gia Cát Lượng, cùng với Ngọa Long ông được mệnh danh quân sự Phượng Sồ. Từng bày Liên Hoàn Kế ở trận Xích Bích, giúp Thục Ngô liên hợp chiến thắng hoàn toàn, sau hiến kế giúp Lưu Bị lấy được Ích Châu
    Ngụy Diên
    Văn Trường
    Tướng Thục, vốn là thuộc hạ Lưu Biểu, sau này quy thuận Lưu Bị. Gia Cát Lượng nói người này có tướng phản cốt, nhưng Lưu Bị vẫn trọng dụng, lúc bắc phạt cũng nhiều lần ủy thác trọng trách, là mãnh tướng chủ lực của quân Thục. Do dũng mãnh thiện chiến, chiến tích hiển hách, được phong làm Thái Thú Hán Trung.
    Quan Bình
    Thản Chi
    Tướng Thục, con trai của thứ dân Quan Định ở Hạ Bắc, được Quan Vũ phát hiện tài năng và nhận làm nghĩa tử, từ đó theo Quan Vũ nam chinh bắc chiến, lập nhiều công lao. Sau khi Lưu Bị vào Thục, hai người cùng giữ Kinh Châu. Sau này Kinh Châu bị Ngụy Ngô tấn công, gần như thất thủ, thà liều mạng chiến đấu với Ngụy Ngô cũng không rời bỏ Quan Vũ.
    Mã Siêu
    Mạnh Khởi
    Trưởng tử Mã Đằng. Vì tư thế võ tướng hoa lệ mà có danh hiệu 「Cẩm Mã Siêu」. Từng vì thảo phạt kẻ thù Tào Tháo, từ Tây Lương phát binh tấn công Trường An, nhưng cuối cùng thua trận. Sau đó quy thuận Lưu Bị, ở trận đoạt Hán Trung và nhiều trận khác lập nên chiến tích, được liệt vào Ngũ Hổ Tướng.
    Bào Tam Nương
    --
    Con gái thứ 3 của Bào Khải, xinh đẹp và võ nghệ xuất chúng. Nườm nượp gười đến xin cưới, nàng bảo không lấy người yếu hơn mình, nên đã đánh bại nhiều người trên lôi đài chiêu thân. Tam Nương bị Quan Sách đánh bại, trở thành thê tử Quan Sách. Sau theo phu quân trở thành tướng Thục sát vai chiến đấu.
    Hoàng Nguyệt Anh
    --
    Nữ nhi Hoàng Thừa Ngạn, thê tử Gia Cát Lượng. Tinh thông thiên văn địa lý, binh pháp, luôn ở sau lưng âm thầm ủng hộ Gia Cát Lượng. Theo ghi chép, với miêu tả 「thân hữu xú nữ, nhi tài kham tương phối」 của Hoàng Thừa Ngạn mà được Gia Cát Lượng chấp nhận và kết làm phu thê. Nhưng cũng có một cách nói khác là người này giả trang nữ nhi xấu xí để lừa thế gian.
    Gia Cát Lượng
    Khổng Minh
    Thừa tướng nước Thục, mọi người tôn là「Ngọa Long」, kỳ tài trong thiên hạ, Lưu Bị ba lần đến mời mới chịu ra giúp. Trong thời gian này có kế sách tam phân thiên hạ được lưu truyền về sau. Lưu Bị cực kỳ tin tưởng ông, ông phát huy tài năng trong lĩnh vực ngoại giao và nội chính. Cả đời cúc cung tận tụy, có nhiều cống hiến lớn cho nước Thục.
    Hoàng Trung
    Hán Thăng
    Tướng Thục, có năng lực thần cung. Từng làm quan cho Lưu Biểu, Hàn Huyền. Khi ở dưới trướng Hàn Huyền, từng giao đấu kịch liệt với Quan Vũ. Sau này quy thuận Lưu Bị, lập nhiều chiến công, đặc biệt là có biểu hiện xuất sắc tại Ích Châu và trong Định Quân Sơn Chiến. Khi Lưu Bị xưng Hán Trung Vương, được thụ phong làm Ngũ Hổ Đại Tướng.
    Chu du
    Công Cẩn
    Ngô Tướng, là huynh đệ kết bái với chúa quân Tôn Sách. Ở Xích Bích Chiến giữ chức Đại Đô Đốc, chỉ huy Thủy Quân đại phá Quân Tào Tháo. Văn võ song toàn, tướng mạo tuấn tú, cử chỉ nho nhã, nên có biệt danh 「Mỹ Chu Lang」
    Tôn Thượng Hương
    --
    Con gái Tôn Kiên, em gái Tôn Sách và Tôn Quyền. Tính cách kiên cường, không thua kém đàn ông, từ nhỏ đã giỏi võ. Dù đã là vợ của Lưu Bị nhưng vẫn thường ra lệnh cho thị nữ cầm kiếm và đao đứng ở trước phòng, xưng danh "Kiêu Cơ".
    Tôn sách
    Bá Phù
    Con trưởng của Tôn Kiên, sau khi Tôn Kiên qua đời, nương nhờ thế lực Viên Thuật. Sau dùng Ngọc Tỉ mượn Viên Thuật ba ngàn lính, trong thời gian ngắn bình định cả vùng Giang Đông, nên được mệnh danh là 「Tiểu Bá Vương」. Từ đó ra sức xây dựng Giang Đông, chiêu nạp Chu Du và nhiều hiền lương khác, xây dựng cơ nghiệp nước Ngô.
    Thái Sử Từ
    Tử Nghĩa
    Ngô Tướng, cung mã nhàn thục, trọng nghĩa hiếu thảo, từng vì báo đáp ân tình hưởng mẫu mà bôn ba ngàn dặm, giải cứu Hoài Vực Thái Thú Khổng Dung trong nguy nan. Về sau làm quan cho Lưu Dao, đơn kỵ giao đấu ngang tài với Tôn Sách. Không lâu sau Lưu Dao bại dưới tay Tôn Sách, vì cảm ân tri ngộ của Tôn Sách mà dẫn binh quy thuận Tôn Ngô.
    Tôn Quyền
    Trọng Mưu
    Hoàng đế đời đầu Tôn Ngô, thứ tử Tôn Kiên. Do huynh trưởng bệnh qua đời nên kế vị. Tôn Sách từng khen người này 「Cử Giang Đông chi chúng, quyết cơ vu lưỡng trận chi gian, dữ thiên hạ tranh hằng, khanh bất như ngã; cử hiền nhậm năng, các tận kỳ tâm, dĩ bảo Giang Đông, ta bất như khanh」. Sau liên hợp Lưu kháng Tào, tạo đỉnh lập chi cơ.
    Tôn Kiên
    Văn Đài
    Tương truyền là hậu duệ Tôn Tử, nổi tiếng vì đánh bại thủy tặc. Lập công từ Hoàng Cân Khởi Nghĩa, được phong làm Phượng Tường Thái Thú. Về sau trong liên quân thảo phạt Đổng Trác đảm nhiệm Tiền Phong, dẫn đầu tiến vào Lạc Thành và phát hiện truyền quốc ngọc tỉ dưới giếng, mang về lãnh địa, có danh hiệu 「Giang Đông Mãnh Hổ」
    Tiểu Kiều
    Văn Đài
    Thứ nữ Hoản Huyện Kiều Công, gả cho Ngô Tướng Chu Du làm vợ. Xinh đẹp, cùng với chị Đại Kiều gọi là 「Nhị Kiều」, đều là quốc sắc. Chu Du nghe Gia Cát Lượng nói Tào Tháo muốn đoạt Nhị Kiều, liền liên Lưu chống Tào, saud đó xảy ra Xích Bích Chiến.
    Luyện Sư
    Bộ Luyện Sư
    Vốn là nữ quan dưới trướng của Tôn Thượng Hương, sau khi Tôn Thượng Hương xuất giá thì trở thành hộ vệ của Tôn Quyền, bảo vệ Tôn Quyền. Tính cách dịu dàng nhưng cũng mạnh mẽ, có tình cảm với Tôn Quyền, cuối cùng hai người đến bên nhau, có hai người con gái, sau khi qua đời bà được truy phong làm hoàng hậu, là trụ cột sau này của Ngô.
    Lục Tốn
    Bá Ngôn
    Ngô Tướng được Tôn Quyền trọng dụng lập nhiều chiến tích. Cùng Lữ Mông đánh bại Quan Vũ, giành lại được Kinh Châu. Trong trận Di Lăng đảm nhận Đại Đô Đốc chỉ huy quân Ngô, dùng kế sách phá quân Thục của Lưu Bị.
    Hoàng Cái
    Công Phúc
    Ngô Tướng đi theo Tôn Kiên và giỏi dùng roi sắt. Trong Xích Bích Chiến cùng Chu Du hợp diễn「Khổ Nhục Kế」, sau khi bị Chu Du đánh giả vờ đầu hàng Tào Tháo, nhân lúc hắn lơ là thắp lửa đốt thuyền quân Ngụy, Ngô được toàn thắng.
    Hạ Hầu Bá
    Trọng Quyền
    Võ tướng ban đầu làm quan ở Ngụy, sau về Thục, con của Hạ Hầu Uyên. Được Tư Mã Ý đề cử, tham gia chiến đấu với Thục. Tư Mã Thị sau khi nắm giữ đại quyền ở Ngụy, nhận thấy mình gặp nguy hiểm đến tính mạng nên hàng Thục, sau đó được trọng dụng, từng theo Khương Duy bắc phạt chinh Ngụy.
    Quách Hoài
    Bá Tế
    Xa Kỵ Tướng Quân của Ngụy, anh dũng thiện mưu, nhưng cơ thể yếu ớt, nhưng vẫn lập nhiều chiến công trên chiến trường. Sau khi mất trong trận Hạ Hầu Uyên, đề cử Trương Hợp làm chủ tướng, lập nhiều chiến công sau đó, vô cùng trung thành với Ngụy.
    Tư Mã Chiêu
    Tử Thượng
    Con trai Tư Mã Ý và Tư Mã Sư cùng nắm quyền Ngụy. Sau khi huynh trưởng mất, kế vị tướng quân ra lệnh Đặng Ngải, Chung Hội diệt Thục, hoàng đế Lưu Thiện đầu hàng, sau đó phế Ngụy lập Tấn, trở thành Tấn Vương.
    điêu thuyền
    điêu thuyền
    Tuyệt thế mỹ nữ, sở trường ca múa, Tư Đồ Vương Doãn nuôi dưỡng như nữ nhi ruột. Về sau vì muốn giúp Vương Doãn, tiếp cận Đổng Trác và Lữ Bố theo kế hoạch, thành công chia rẽ hai người này, khiến Đổng Trác bị thảo phạt.
    Viên Thiệu
    Bản Sơ
    Tộc huynh Viên Thuật, xuất thân danh môn vọng tộc tứ thế tam công Hưởng ứng hiệu triệu của Tào Tháo đảm nhiệm vị trí Minh Chủ thảo phạt Đổng Trác. Sau khi Liên Hợp Quân giải tán đã dùng kế chiếm được Ký Châu của Hàn Phức, diệt Công Tôn Toản, chiếm giữ Hạ Bắc, thế lực hùng mạnh một thời.
    Lữ Bố
    Phụng Tiên
    Võ nghệ vô song, là mãnh tướng cung mã nhàn thục Cưỡi Xích Thố thiên lý tung hoành sa trường, từng đơn kỵ ác chiến với Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, nên có danh hiệu 「Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố」
    Tính tình thay đổi thất thường, ban đầu phản bội nghĩa phụ Đinh Nguyên nương nhờ Đổng Trác, về sau lại phản bội Đổng Trác.
    Đổng Trác
    Chung Dĩnh
    Vốn là Tây Lương thích sứ, mãnh mẽ đa mưu. Được Hà Tiến triệu tập vào kinh, về sau thừa lúc hỗn đã cứ binh thiện chính, âm mưu phế lập đế vị, lại có mãnh sĩ Lữ Bố làm nghĩa tử, từ đó càng lộng quyền.
    Chúc Dung
    --
    Thê tử của Nam Trung Vương Mạnh Hoạch, tương truyền là hậu duệ của Hỏa Thần Chúc Dung thời thượng cổ. Tính cách thẳng thắn mạnh mẽ, tỏa ra khí chất không thua kém nam nhi, rất yêu Mạnh Hoạch, toàn lực hỗ trợ phu quân, rất được người trong tộc yêu thương.

    Hạ Hầu Đôn

    Tào Tháo

    Trương Hợp

    Trương Liêu

    Hạ Hầu Uyên

    Điển Vi

    Hứa Chử

    Tào Phi

    Quách Gia

    Tào Nhân

    Từ Hoảng

    Chân Cơ

    Vương Dị

    Thái Văn Cơ

    Triệu Vân

    Lưu Bị

    Quan Vũ

    trương phi

    Bàng Thống

    Ngụy Diên

    Quan Bình

    Mã Siêu

    Bào Tam Nương

    Hoàng Nguyệt Anh

    Gia Cát Lượng

    Hoàng Trung

    Chu du

    Tôn Thượng Hương

    Tôn sách

    Thái Sử Từ

    Tôn Quyền

    Tôn Kiên

    Tiểu Kiều

    Luyện Sư

    Lục Tốn

    Hoàng Cái

    Hạ Hầu Bá

    Quách Hoài

    Tư Mã Chiêu

    Điêu Thuyền

    Viên Thiệu

    Lữ Bố

    Đổng Trác

    Chúc Dung