Học cách Học

Học cùng MỞ/ All data

Untitled

Hoang Long, 19.12.2022

Nhìn lên bầu trời đêm, chúng ta thấy một khoảng tối mênh mông cùng những ngôi sao lấp lánh. Quan sát đủ lâu, ta sẽ thấy được chuyển động của các hành tinh, và dần hiểu ra vị trí của trái đất trong vũ trụ. Nghiên cứu về nó, chúng ta biết được cội nguồn của bản thân, hiểu được quá khứ và tương lai của vạn vật [1], [2], [3].

Theo David Deutsch, nhà vật lý tại trường đại học Oxford, sự hình thành kiến thức là một hiện tượng đặc biệt trong vũ trụ. Sao chổi, hố đen, và những vụ nổ siêu lân tinh luôn là những hiện tượng kỳ thú. Nhưng nếu bạn thấy một hệ mặt trời tự sắp xếp thành một hình dạng đối xứng hoàn hảo hay thiên thạch bất ngờ đổi quỹ đạo để tránh đâm vào một hành tinh, đó là bằng chứng của việc kiến tạo kiến thức [4]. Ở trên hành tinh của hệ mặt trời đó, ta sẽ tìm thấy những loài sinh vật có khả năng kiến tạo kiến thức.

https://twitter.com/daviddeutschoxf/status/1030356748861886464?lang=en

Khả năng tạo ra kiến thức là điểm khác biệt giữa con người và các loài động vật khác khi chúng ta hiểu về bản thân và kiến tạo môi trường sống của mình.

Thế giới của một con cá vàng chỉ có thức ăn, bể nước và những con cá khác. Chúng không thể tự mở rộng thế giới quan của bản thân [5]. Trong khi đó, con người là loài động vật có khả năng tự giải thích. Khi chúng ta nhìn vào một bể cá, chúng ta không chỉ thấy hình ảnh bể cá đó, mà còn hiểu cách thức thị giác hoạt động. Ánh sáng được sinh ra từ phản ứng nhiệt hạch của mặt trời, phải mất hơn 8 phút mới đến được Trái Đất. Ánh sáng chiếu lên bề mặt của bể cá, phản chiếu lại để đến được mắt của chúng ta. Trong mắt có những tế bào để nhận biết ánh sáng và mầu sắc và tạo những tín hiệu thần kinh. Cuối cùng những tín hiệu này được xử lý trong não bộ và tạo ra hình ảnh bể cá trong tâm chí.

Khả năng tự giải thích giúp chúng ta mở rộng thế giới quan của mình ra ngoài những gì mắt thấy, tai nghe. Thế giới quan của con cá bị giới hạn bởi môi trường mà nó đang sống, thế giới quan con người sẽ mở rộng mãi với thời gian [6].

Untitled

Việc hiểu về quá trình tự giải thích và học tập này đặc biệt quan với học sinh, khi nó giúp bạn gạn lọc và kết nối những mảnh thông tin và biết cách xây dựng nên tri thức cho bản thân. Để học về quá trình này, chúng ta bắt đầu bằng việc tìm hiểu mô hình DIKW (Data - Information - Knowledge - Wisdom) tạm dịch là (Dữ liệu - Thông tin - Kiến thức - Sự thông thái).

Quá trình xử lý dữ liệu bắt đầu bằng việc thu thập (collection) thông tin, sau đó là diễn giải (interpretation) thông tin một cách có ý nghĩa. Sau đó, thông tin được kết nối (associations) để trở thành kiến thức. Cuối cùng chúng ta có được tri thức và sự thông thái (wisdom) thông qua việc áp dụng và sử dụng kiến thức trong thực tế. Bạn có thể xem hình vẽ mô hình dưới đây [7]:

Untitled

Nguồn: Data Literacy Fundamentals của Ben Jones and Kelsey O'Donnell [7]

Để hiểu một cách sâu sắc hơn, trong phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ chi tiết về từng phần của quá trình hình thành nên tri thức. Với mỗi phần mình sẽ đính kèm định nghĩa, ví dụ và một số case study thú vị.

<aside> 📎 Lưu ý: Những ghi chú dưới đây là những gì mình hiểu về chủ đề này trong thời điểm hiện tại, và nó sẽ được hoàn thiện và bổ sung theo thời gian. Bạn cũng có thể để lại bình luận, phản biện cho bài viết tại link Notion.

</aside>

Dữ liệu là gì?

Định nghĩa

Từ điển Merriam Webster đã đưa ra ba định nghĩa sau đây về dữ liệu [8]:

Theo ba định nghĩa này, mình tóm tắt mô hình của dữ liệu như sau:

Ví dụ: đồng hồ thông minh đo nhịp tim, bối cảnh là trái tim, nhịp đập của con tim được thể hiện thông qua mạch đập trên cổ tay. Thiết bị là cảm biến trên đồng hồ đo mạch đập. Dữ liệu đầu ra bao gồm số nhịp đập trên phút và thời gian.

Vai trò của dữ liệu

Dữ liệu đứng một mình thì không có ý nghĩa. Chúng chỉ là những chấm thông tin rời rạc khi bạn chưa chọn lọc và diễn giải nó. Tương tự như khi chúng ta không có kiến thức về thiên văn, chúng ta nhìn bầu trời đêm và chỉ thấy những điểm sáng lung linh mà không hiểu về ý nghĩa của nó.

Untitled

Dữ liệu chỉ là những điểm thông tin rời rạc. Nó chỉ có ý nghĩa khi bạn chọn lọc và diễn giải nó.

Dữ liệu là nền tảng của việc suy luận. Khi không có dữ liệu chính xác, chúng ta rất khó có thể hình thành kiến thức. Việc đặt câu hỏi về nguồn dữ liệu, thiết bị đo đạc và quá trình xử lý dữ liệu giúp bạn đánh giá tính chính xác của dữ liệu. Sau đây là một số câu hỏi gợi ý cho việc này:

Sau đây là một ví dụ thú vị để chứng minh cho tầm quan trọng của việc tìm hiểu cơ chế thu thập dữ liệu:

Ông bà ta thường nói “Trăm nghe không bằng một thấy” - chúng ta tin tưởng vào thị giác để hiểu về thế giới xung quanh. Ví dụ bạn nhìn lên bầu trời, bạn nhìn thấy mầu xanh dương và bạn nói rằng: “Bầu trời mầu xanh dương”. Tuy nhiên, sự thực là bầu trời không thực sự có mầu xanh dương như bạn nghĩ.

<aside> 🗺️ Câu chuyện mở rộng

Trước khi đọc câu trả lời, bạn hãy dành 30 giây để tự hỏi mình “vì sao bầu trời lại có mầu xanh?”

<aside> 💡 Tóm lại là

Thông tin là gì?

Thông tin là dữ liệu được diễn giải thông qua quá trình chọn lọc và liên kết trong một bối cảnh cụ thể.

Untitled

Thông tin là những dữ liệu được diễn giải.

Ví dụ đồng hồ thông minh đo được nhịp tim trung bình vào ban đêm của mình là 65 nhịp trên phút. Liệu số liệu này có ý nghĩa gì? Để trả lời câu hỏi này, mình cần gắn dữ liệu này vào bối cảnh để hiểu ý nghĩa của nó. Nhịp 65 trên phút buổi đêm được coi là nhịp tim lúc nghỉ (resting heart rate). Nhịp tim này được coi là lành mạnh của người trường thành (trong khoảng 60 - 100 nhip/ phút) [16].

Theo mình, quá trình chuyển đối dữ liệu thành thông tin bao gồm: dữ liệu, bối cảnh và sự diễn giải dữ liệu. Để quá trình này diễn ra chính xác và logic, sau đây là một số câu hỏi gợi ý:

Sau đây là một câu chuyện mở rộng giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc đánh giá dữ liệu khi sử dụng. Câu chuyện này liên quan đến việc bạn không thể hoàn toàn tin những bằng chứng lịch sử nếu chưa kiếm chứng nguồn.

<aside> 🗺️ Câu chuyện mở rộng

Bức ảnh cờ Chiến thắng trên nóc Reichstag là một bức ảnh tiêu biểu cho chiến tranh thế giới thứ hai khi đánh dấu chiến thắng của Liên Xô đã trước Phát Xít Đức. Bức ảnh này là một trong 100 bức ảnh có ảnh hưởng nhất do tạp chí Time bình chọn [17]. Tuy nhiên, bức ảnh nổi tiếng này đã được chỉnh sửa trước khi xuất bản [18].

Pasted Image 20221219142448_336.jpg

<aside> 💡 Tóm lại là:

Kiến thức là gì

Kiến thức được tạo thành do sự liên hệ và kết nối thông tin, nhằm giải thích một sự vật, hiện tượng.

Untitled

Untitled

Quay trở lại ví dụ về nhịp tim, sau 2 tuần mình tập luyện chạy bộ, nhịp tim lúc nghỉ của mình đã giảm từ 65 nhịp xuống còn 59 nhịp. Để tìm hiểu vì sao việc này diễn ra và nó có ý nghĩa gì mình cần liên kết các mảnh thông tin khác nhau.

Theo mình, quá trình hình thành kiến thức bao gồm ba phần (1) chất lượng thông tin (2) số lượng thông tin và kiến thức mà bạn có (3) cách kết nối thông tin hợp lý để trả lời câu hỏi cho bản thân.

Hình thành kiến thức

Hình thành sự thông thái

Đi tìm sự thông thái (wisdom) là điểm đến cuối cùng của hành trình này. Sự thông thái có được khi bạn áp dụng kiến thức vào thực tế và sử dụng những gì mình học được để đưa ra những quyết định khôn ngoan. Những quyết định thông thái này dựa vào không chỉ kiến thức mà còn bao gồm cả đạo đức và giá trị cá nhân.

Wisdom deals with values. It involves the exercise of judgment

Untitled

Hai từ khóa ở đây là “áp dụng” và “đưa ra quyết định khôn ngoan”.

Vai trò của việc áp dụng kiến thức

Với mình, mục đích của việc học không chỉ dừng ở việc hiểu kiến thức mà còn áp dụng chúng để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Một người bác sĩ giỏi không chỉ là một học sinh hiểu biết, mà là một người có thể dùng những hiểu biết đó để giúp đỡ người khác. Việc áp dụng giúp đưa kiến thức vào thực hành, giúp kiến thức dần được nội hóa (internalize) và trở thành một phần bản thân. Tương tự với việc một bác sĩ vừa giỏi chuyên môn và lại có nhiều năm kinh nghiệm, thì bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh hay thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp một cách nhanh và chính xác hơn.

Vai trò của việc sử dụng kiến thức một cách khôn ngoan

Việc học cũng giúp bạn trở nên thông minh và quyền lực hơn khi bạn biết cách hoạt động của thế giới xung quanh. Hiểu biết về đầu tư giúp bạn kiếm nhiều tiền, biết lập trình giúp bạn viết ra phần mềm máy tính. Qua đó bạn có thể tích lũy của cải và kiến tạo đời sống mà bạn mong muốn để thỏa mãn nhu cầu của mình. Tuy nhiên, càng có nhiều quyền lực thì cần càng có sự thông thái để sử dụng những quyền lực đó đúng cách.

Với sự phát triển của kiến thức vật lý, con người biết cách biến vật chất thành năng lượng. Kiến thức này giúp chúng ta phát triển điện năng lượng hạt nhân và mang đến nguồn năng lượng sạch so với nhiên liệu hóa thạch [23]. Cùng lúc đó, kiến thức này giúp chế tạo ra bom nguyên tử đã giết chết hơn 110.000 người người tại Nhật Bản vào năm 1945 [24]. Để dễ hình dung về quy mô số người chết, dân số của quận Hoàn Kiếm năm 2020 là khoảng 140.000 người [25]. Hãy tưởng tượng. tất cả hộ gia đình, những bà mẹ, ông bố, những thanh niên, những người cao tuổi, và toàn bộ trẻ em của quận Hoàn Kiếm chết vào cùng một thời điểm và những hệ lụy lâu dài của nó cho những người còn sống. Đó là sự tàn khốc của hai vụ nổ bom nguyên tử tại Nhật Bản năm 1945.